Vitamin bầu tưởng chỉ có dạng thực phẩm chức năng nhưng nguồn thực phẩm dồi dào mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát để có 1 chế độ ăn uống, bổ sung phù hợp cùng con lớn lên.
Đã làm cha mẹ thì bất kỳ ai cũng muốn chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để em bé được phát triển tốt nhất ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Hơn 9 tháng, mẹ cần gì để chuẩn bị cho sự phát triển tốt nhất của con và sức khỏe của mẹ.
9 tháng tương ứng với những dưỡng chất cần thiết sau đây sẽ giúp mẹ có thể bổ sung cho mình và bé những thực phẩm, vitamin phù hợp cho từng giai đoạn phát triển tốt nhất nha.
Lưu ý: Đây là từng giai đoạn bổ sung chất cần thiết tuy vậy Sắt cần bổ sung suốt quá trình thai kỳ vì khi mang bầu cơ thể mẹ cần rất nhiều sắt để đảm bảo mẹ không bị thiếu máu và con có đủ nguồn cung cấp cần thiết.
Thậm chí, sắt, axitfolic được nhiều bác sĩ khuyên nên bổ sung trước 3-6 tháng khi chuẩn bị mang thai các mẹ nhé.
Thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo và cơ thể mỗi người sẽ cần 1 lượng khác nhau vì thế hãy tham vấn ý kiến bác sĩ khi mẹ cần bổ sung bất kỳ vitamin nào dạng thuốc, thực phẩm chức năng mà không phải qua đường ăn uống, thực phẩm mẹ nhé.
Cùng Fresh xem trong suốt hơn 9 tháng mẹ và bé cần bổ sung gì để mẹ khỏe và em bé thông, minh khỏe mạnh nhé:
TAM CÁ NGUYỆT ĐẦU TIÊN
1/ Tháng thứ nhất: Axit folic
Lúc này có nhiều mẹ còn chưa phát hiện ra mình có thai vì thế có thể chưa kịp bổ sung gì nếu chưa có sự chuẩn bị trước khi mang thai.
Hành trình làm mẹ có kế hoạch cụ thể sẽ giúp cha mẹ luôn sẵn sàng đón con yêu với việc chuẩn bị trước dự định có bầu và một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.
Tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic vào thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa khiếm khuyết về hệ thần kinh của thai nhi, chính vì vậy sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu, sinh non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2/ Tháng thứ 2: Vitamin C, B6
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ thì hầu hết các mẹ đã nhận biết được mình có bầu, đi khám, kiểm tra và cơ thể bắt đầu có sự thay đổi khi có 1 thiên thần cùng nhịp sinh hoạt với mình mỗi ngày.
Nhiều mẹ bầu sẽ phát hiện tình trạng chảy máu nướu răng. Vì thế, việc bổ sung vitamin C vào thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu giảm bệnh viêm nướu hoặc các vấn đề về răng miệng.
Nguồn thực phẩm rau – củ – quả mà chúng ta ăn hang ngày rất giàu vitamin C vì vậy các mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại rau củ và trái cây.
Chẳng hạn ớt chuông, súp lơ, cải thảo, cà chua, dưa chuột, rau chân vịt, chanh, dâu tây, táo.
Nếu còn chưa rõ thực phẩm nào thì top 25 thực phẩm giàu Vitamin C nhất sau đây sẽ giúp mẹ có 1 kế hoạch ăn uống hợp lý.
Bên cạnh đó,
Nhiều mẹ bầu thường ốm nghén khi mang thai, các mẹ cần nhớ vitamin B6 (pyridoxine) chính là khắc tinh của triệu chứng ốm nghén.
Vì vậy, đừng quên nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 dồi dào để có trong thực đơn ăn uống như:
- Thịt – cá như: thịt bò, gà, cá hồi,
- Nhóm rau quả như: bông cải xanh, củ cải, đậu hà lan, măng tây,
- Các loại quả như chuối, các loại quả nhạt ít đường,
- Các loại hạt như vừng rang, hướng dương, đậu phộng,
- Các loại thảo mộc, gia vị như: tỏi khô, xô thơm, hung quế, bạc hà, hương thảo, nghệ, hành khô,
- Gạo nguyên cám, các loại đậu và rau họ đậu,…
3/ Tháng thứ 3: Magie, vitamin A
Mẹ có thể tìm thất Magie có nhiều trong rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, bí ngô, dưa lưới, hạt hướng dương, bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám…
Các mẹ bầu cần bổ sung Magie vào thời điểm này, bởi Magie là dưỡng chất cần thiết giúp phát triển các cơ và xương của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin A giúp bảo vệ làn da, hệ tiêu hóa và phổi của thai nhi khỏe mạnh qua nguồn thực phẩm đa dạng như: cà rốt, khoai lang, ớt chuông, các loại rau màu xanh thẫm,…
Bí ngô, cà rốt rát giàu vitamin A mà các mẹ bầu nên chú ý bổ sung cùng nhiều dưỡng chất khác đấy ạ, chẳng phải nguồn vitamin bầu từ thực phẩm dồi dào đây sao, có ngay trong vườn, trong bếp
Kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên hầu hết các mẹ đã vượt qua giai đoạn nghén và đến giai đoạn dễ chịu, thoải mái nhất của thai kỳ.
TAM CÁ NGUYỆT THỨ 2
4/ Tháng thứ 4: mẹ cần bổ sung Kẽm nhé
Mẹ có biết, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi, gây ra dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Nguồn kẽm dồi dào mẹ có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm như: hàu, sò, nấm, mè vừng…
5/ Tháng thứ 5: Canxi
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, xương và răng của thai nhi phát triển rất nhanh nên mẹ bầu cần bổ sung canxi vào thời điểm này.
Sữa bò, sữa bột và sữa chua là thực phẩm mẹ bầu cần hấp thu để bổ sung canxi cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giúp hấp thu canxi, chẳng hạn pho mát, đậu phụ, trứng gà, trứng vịt, tôm, cá, rong biển.
Khi hấp thu canxi mẹ hãy chú ý cho cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để có nguồn vitamin D giúp việc hấp thụ canxi tốt nhất nha.
Mẹ có thể phơi nắng vào buổi sáng với nguồn vitamin D nhiều đồng thời không gây bỏng rát hay sạm nám. Trước 8h sáng là tốt nhất mẹ nhé.
Bên cạnh đó,
Mẹ có thể tham khảo top 23 thực phẩm giàu Vitamin D nhất để cho vào thực đơn cùng với thực phâm giàu canxi để cơ thể tiếp thu tốt hơn nha.
6/ Tháng thứ 6: Sắt
Như fresh chúng mình đã nói ngay từ đầu là sắt cần trong suốt thai kỳ vì giai đoạn này mẹ cần lượng sắt lớn hơn bình thường rất nhiều.
Nếu mẹ chưa biết hãy xem ngay nguy cơ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ảnh hưởng đến sức khọe mẹ bé thế nào và lượng bổ sung cần thiết mỗi ngày nhé.
Để tránh tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ, mẹ bầu nên hấp thu chất sắt thông qua rau xanh, nội tạng động vật, thịt nạc, hoặc sử dụng thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại rau xanh rất giàu chất sắt đấy các mẹ nhé
TAM CÁ NGUYỆT THỨ 3
Giai đoạn cùng chạy nước rút chào đón con của cha mẹ và cả gia đình.
7/ Tháng thứ 7: DHA
DHA còn gọi là vàng của não, giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non và khuyết tật trí tuệ ở thai nhi.
Theo đó, khi mẹ bầu nạp DHA vào cơ thể có lợi trong việc phát triển trí não và võng mạc của thai nhi.
Mỗi ngày, các mẹ cần bổ sung 160 – 200mg DHA.
Nguồn thực phẩm giàu DHA như: cá, tôm, cua, mực, longf đỏ trứng gà, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, lạc, rau xanh súp lơ, cải xoăn, bắp cải,…
8/ Tháng thứ 8: Carbohydrate mẹ nha
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu tích trữ glycogen và chất béo trong gan và dưới da.
Bởi vậy, mẹ bầu cần cung cấp calo cho thai nhi, bằng cách gia tăng thực phẩm thiết yếu, hấp thu gạo và tinh bột vào cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ bầu cần đảm bảo nạp đủ 300 – 350g ngũ cốc.
Nguồn carbonhydrate tốt cho sức khỏe như: Yến mạch, diêm mạch, kiều mạch, khoai lang, chuối, củ cải đường, cam, việt quất,…
9/ Tháng thứ 9: Chất xơ
Giai đoạn cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ tăng gánh nặng cho mẹ bầu. Các mẹ thường bị táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Muốn giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai, các mẹ cần hấp thu chất xơ và lợi khuẩn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, đồng thời tăng cường vận động, đi vệ sinh vào khung giờ cố định.
Nguồn chất xơ dồi dào có trong top 22 thực phẩm giàu chất xơ nhất cho chế độ ăn hang ngày mẹ có thể bổ sung nha.
Các mẹ bầu cần nhớ không bổ sung chất dinh dưỡng quá nhiều, tránh tình trạng dinh dưỡng dư thừa khiến trẻ nặng cân, sinh khó.
Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ còn hạn chế nguy cơ táo bón bên cạnh 1 nguồn vitamin bầu lớn mà cơ thể mẹ được cung cấp để bổ sung đủ cho sự phát triển của bé.
Theo mỗi tháng, các mẹ nên chú trọng bổ sung dưỡng chất cần thiết, nhưng cần nhớ vitamin A, vitamin B6, sắt nên bổ sung xuyên suốt cả thai kỳ.
Canxi bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi là tốt nhất.
Cuối cùng,
Fresh khuyên bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa của bạn nếu mẹ dùng vitamin dưới dạng viên nén bổ sung để được hướng dẫn cụ hể về thời gian và liều lượng dùng hợp lý nhất nha.
À các mẹ đừng quên ghé Mẹ bầu hạnh phúc cùng fresh để xem thêm các thông tin và hướng dẫn hữu ích, các cách điều trị tại nhà các vấn đề sức khỏe, da khi mang bầu ngay tại nhà an toàn cho mẹ và bé của mình nha.
Fresh là tươi mới!