Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có lẽ là vấn đề không mẹ nào không quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của em bé.
Mình vốn bị thiếu máu nên khi mang bầu thì việc đầu tiên và trong suốt quá tình mang thai đến nay đều sử dụng viên sắt bổ sung bên cạnh chế độ ăng uống chứa các thực phẩm giàu chất sắt.
Mặc dù mình lên kế hoạch và bổ sung sắt, axit folic trước dự định có bầu 6 tháng mà trong thai kỳ xét nghiệm máu vẫn bị thiếu máu nhẹ.
Chính vì thế, bài viết này bên cạnh kinh nghiệm cá nhân thì mình cũng tham khảo từ nhiều nguồn uy tín để cung cấp đến các mẹ cái nhìn tổng quan nhất về việc thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, cách nhận biết, khắc phục để chuẩn bị và bổ sung đầy đủ nhé.
Cùng Fresh đi tìm hiểu nào các mẹ!
Đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe đặc biệt trong quá trình mang bầu vì thế mẹ hãy chú ý để không bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ nhé
1/ Chúng ta cần bao nhiêu sắt khi mang thai?
Trước khi thụ thai, cơ thể mẹ cần khoảng 14,8 miligam (mg) sắt mỗi ngày. Đây là lượng khá nhiều, và rất nhiều phụ nữ đã luôn ý thức để bổ sung được nhiều chất sắt vào chế độ ăn uống mỗi ngày qua con đường thực phẩm.
Và khi cơ thể mang thai thì còn cần nhiều chất sắt hơn để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của em bé. Vào tam cá nguyệt thứ 3 cơ thể mẹ cần đến 30mg sắt mỗi ngày.
Sắt rất quan trọng vì chúng ta cần nó để tạo ra các tế bào máu và huyết sắc tố, giúp các tế bào hồng cầu lưu trữ và mang oxy đi khắp cơ thể.
Khi không có đủ chất sắt trong máu, các cơ quan và mô trong cơ thể sẽ không nhận được nhiều oxy như bình thường, điều này không tốt cho mẹ hoặc em bé.
Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, nhưng thiếu máu do thiếu sắt là phổ biến nhất trong thai kỳ. Ở Anh có đến ¼ phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt.
Các mẹ có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ nếu:
- Nguồn cung cấp sắt của cơ thể vốn ít và cạn kiệt, khả năng lớn nếu chế độ ăn có ít thực phẩm chứa sắt.
- Trước thai kỳ bạn đã có 1 khoảng thời gian mệt mỏi, kiệt sức
- Mang thai đôi hoặc nhiều hơn
- Mang thai khi dưới 20 tuổi bởi giai đoạn này cơ thể cần nhiều chất sắt hơn để hoàn thiện cơ thể trong giai đoạn thiếu niên
2/ Mẹ có cần bổ sung sắt trong thai kỳ?
Không cần thiết (cứ từ từ đọc kỹ nội dung sau nhé các mẹ)
Ngoài axit folic và vitamin D thì mẹ không cần bổ sung thêm trong khi mang thai, ngay cả khi mang thai đôi.
Để chắc chắn điều này bạn sẽ cần kiểm tra mức độ sắt có trong cơ thể bằng xét nghiệm máy sớm trong thai kỳ. Mẹ sẽ được chỉ định bổ sung của bác sĩ nếu mức độ sắt trong máu thấp.
Hiện nay, rất nhiều mẹ thường dùng các loại vitamin tổng hợp khi mang thai để có thể yên tâm rằng cơ thể đang nhận được đủ chất dinh dưỡng trong đó có sắt.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ mà vitamin tổng hợp có thực sự cần thiết hay không.
Hơn hết,
Thực phẩm là nguồn sắt tốt nhất mà chúng ta có thể bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn. Mẹ hãy quan tâm đến các thực phẩm này và bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày chính là giải pháp lý tưởng.
Việc ăn các thực phẩm giàu chất sắt ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp mẹ chống lại bệnh thiếu máu sau này trong suốt quá tình bầu bí.
2.1/ Những thực phẩm giàu chất sắt mẹ nên biết
Có 2 nhóm thực phẩm giàu chất sắt nhất, đó là:
- Thịt đỏ, cá và gia cầm có chứa sắt ở dạng dễ dàng hấp thu được gọi là sắt Haem
- Các thực phẩm thực vật như đậu, trái cây sấy khô, ngũ cốc có bổ sung sắt, bánh mỳ nguyên hạt và các loại rau lá xanh đậm chứa sắt được gọi là sắt không chứa Haem. Nguồn sắt này cơ thể hấp thu chậm và khó hơn nhóm 1
Nguồn hạt và hạt nảy mầm là nguồn cung cấp sắt tốt hơn so với hạt khô bởi các hạt nảy mần chứa hàm lượng phytates thấp hơn. Phytates khiến cơ thể bạn khó hấp thu và lưu trữ sắt hơn.
Bởi vậy, khi sử dụng ngũ cốc nguyên hạt bạn nên ngâm hạt trước khi dùng như nấu chè, chế biến món ăn, làm salad hay sữa hạt sẽ tốt hơn. Điều này cũng làm cho chất sắt trong ngũ cốc dễ hấp thu hơn.
Bơ đậu phộng cũng là 1 nguồn chứa lượng sắt tốt cho mẹ bầu có thể kết hợp các món ăn nhẹ với bánh mỳ hay salad.
Tùy lượng sắt trong mỗi loại, thì 1 số loại hạt sau đây chứa lượng sắt cao nhất:
- Vừng/ mè, hướng dương
- Quả sung khô, quả mơ
- Hạnh nhân, quả hạch brazil, quả phỉ
Nguồn thực phẩm giàu chất sắt bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu sắt trong thai kỳ cho mẹ và bé
3/ Làm sao để hấp thu sắt tốt nhất
Đây có lẽ là sai lầm nhiều người trong đó có mình thường mắc phải khiến việc dù ăn nhiều thực phẩm chứa sắt nhưng vẫn bị thiếu máu =)). Việc này sẽ nói ngay sau thôi.
Uống sắt xong dùng trà, cà phê hay đồ uống chứa caffein coi như “toi công” rồi vì nó cản trở việc hấp thu sắt, thậm chí còn khiến cơ thể cảm thấy rất khó chịu nữa.
Để sắt hấp thu tốt nhất hãy sử dụng đồ ăn, thức uống chứa vitamin C. Mẹ có thể uống 1 ly nước cam sau bữa sáng hay kết hợp ăn các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C.
Ngoài cam, thì sau đây là 1 số thực phẩm giàu vitamin C:
- Ớt đỏ, ớt xanh
- Dâu tây
- Quả kiwi
- Bông cải xanh
- Cà chua
Tham khảo 25 thực phẩm giàu vitamin C nhất để bổ sung mẹ nhé, toàn rau củ quả gần gũi chúng ta thôi.
3.1/ Điều gì cản trở việc hấp thu sắt của cơ thể?
Một số thực phẩm, đồ uống và thuốc có thể khiến việc hấp thu chất sắt kém hơn.
Như:
- Trà và cà phê bởi đồ uống này có chứa tannin vì thế tránh dùng cùng bữa ăn hay ngay sau đó.
- Ngũ cốc nguyên hạt có chứa sắt nhưng cũng là 1 nguồn chứa phytates vì thế hãy cân nhắc kỹ khi chọn thực phẩm này là nguồn sắt chính.
- Thuốc kháng axit và thuốc ức chế proton (PPI) mà bạn đang dùng để điều trị chứng ợ nóng hay khó tiêu. Đây là muối kẽm và magie cũng khiến việc hấp thu sắt bị ảnh hưởng.
- Các sản phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa hoặc sữa chua, vì vậy hãy cố gắng không có những thứ này cùng lúc với một bữa ăn giàu chất sắt.
Theo đó, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng trà, cà phê trong mức cho phép với lượng vừa đủ và KHÔNG dùng chung khi uống viên sắt hay trong bữa ăn giàu chất sắt
=>> Xem thêm: Lượng cafein trong thai kỳ an toàn cho mẹ bầu sử dụng
4/ Làm sao để biết mình bị thiếu máu khi mang thai?
Cơ thể bình thường đã cần sắt nhưng mẹ bầu lượng sắt cần nhiều hơn gấp nhiều lần. Vì thế, Khi cơ thể bị thiếu máu sẽ có 1 số triệu chứng như:
- Cơ thể luôn mệt mỏi
- Da nhợt nhạt. Hay nếu bạn có 1 làn da sẫm màu có thể kiểm tra lưỡi và bên trong miệng của bạn xem có trông nhợt nhạt không
- Liên tục đáng trống ngực, mất bình tĩnh
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Hơi thở gấp gáp
Bên cạnh đó còn 1 số triệu chứng ít phổ biến hơn như ù tai hay thèm ăn bất thường. Ở 1 số phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ còn hay cảm thấy ớn lạnh hay hội chứng chân tay không yên, dễ bị chuột rút.
Tuy nhiên, một số biểu hiện như mệt mỏi hay đau đầu thường khó xác định có phải bị thiếu máu hay không bởi nó cũng giống như biểu hiện của việc mang thai bình thường vì thế hãy thảo luận kỹ với bác sĩ và kiểm tra ý tế để chắc chắn.
5/ Chẩn đoán thiếu máu thai kỳ như thế nào?
Khám thai định kỳ theo lịch hẹn cùng bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
- Lúc thai kỳ được 10 tuần và,
- Khoảng 28 tuần
Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ sắt bằng xét nghiệm máu để có kết quả cụ thể.
Nếu thai đôi trở lên có thể kiểm tra lại lần 2 sớm hơn khoảng thuần 20 đến tuần 24.
Theo đó, nồng độ sắt của bạn sẽ được đo bằng cách thì ra số gram huyết sắc tố trên 1 lít máu. Bác sĩ sẽ viết mức huyết sắc tố của bạn trong sổ theo dõi thai sản của bạn là Hb, và lưu ý phép đo là một số theo sau là g / L.
Chuẩn đoán thiếu máu nếu mức Hb của bạn là:
- Ít hơn 110g / L máu tại buổi thăm khám đó
- Ít hơn hơn 105g / L máu sau 28 tuần
- Ít hơn 105g / L sau 20 tuần đến 24 tuần nếu thai đôi trở lên
Mức thiếu máu nghiêm trọng nếu mức Hb của bạn dưới 70g / L tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
6/ Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôi không?
Cơ thể của chúng ta luôn đảm bảo rằng em bé nhận được đầy đủ phần sắt vốn có của em trước cả khi mẹ lấy đủ cho mình. Bé cần sắt để đảm bảo cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.
Vì thế, trừ khi cơ thể mẹ bị thiếu máu trầm trọng còn không em bé của bạn sẽ luôn ổn.
Tuy vậy, mẹ sẽ cần phải bổ sung chất sắt và cần chăm sóc bản thân nhiều hơn vì khi thiếu máu có thể khiến mẹ rất mệt mỏi. Đồng thời, việc này cũng giúp mẹ luôn đủ chất sắt trong tam cá nguyệt thứ 3 để mẹ luôn khỏe và em bé phát triển tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này.
7/ Bệnh thiếu máu do thiếu sắt được điều trị như thế nào?
Để xác định cụ thể, bác sĩ có thể sẽ hỏi kỹ những gì mẹ ăn để đảm bảo xem mẹ đã ăn đủ các loại thực phẩm phù hợp hay không. Như một chế độ ăn uống đủ chất với thực phẩm đa dạng sẽ tốt nếu mẹ bị ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai.
Nếu nồng độ hemoglobin của mẹ giảm xuống dưới mức bình thường trong giai đoạn mang thai thì bác sĩ sẽ có thể kê đơn bổ sung sắt, thường khoảng 200mg.
Với một số loại sắt được kê đơn khi mang thai cũng chứa cả axit folic.
- Thời gian uống sắt tốt nhất: 2 lần/ 1 ngày trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
- Để sắt hấp thu tốt nhất: bạn nên ăn uống thực phẩm đồ uống giàu vitamin C ngay sau đó. Vitamin C giúp sắt hấp thu tốt hơn, nhiều nhất có thể
- Không dùng sắt cùng với thuốc kháng axit và các loại thuốc khác.
Tuy vậy,
Viên uống cung cấp sắt giúp cải thiện mức độ thiếu máu nhưng có thể sẽ gây 1 số tác dụng phụ cho mẹ, như:
- Táo bón
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Ợ nóng
- Đau bụng
Nhưng đừng quá lo lắng những tác dụng phụ này có thể sẽ ổn định dần theo thời gian vì thế hãy cố gắng kiên nhẫn và tiếp tục.
Uống nước cam hay nước ép, rau củ quả, thực phẩm giàu vitamin C sau khi tiêu thụ sắt giúp hấp thu tốt hơn ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai mẹ nhé.
Mức độ sắt sẽ được cải thiện rất nhiều sau vài tuần dùng. Theo đó, hãy cùng bác sĩ theo dõi mức độ sắt để đảm bảo được đủ và ổn định.
Và ngay cả khi mức độ Hb trở lại bình thường thì bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn nên tiếp tục dùng để đảm bảo luôn đủ sắt cho cơ thể mẹ và bé suốt thai kỳ.
Nếu mẹ bị táo bón hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây và rau củ quả.
=>> Xem thêm: Top 23 thực phẩm giàu chất xơ tăng sức khỏe hệ tiêu hóa, chống táo bón
Nếu vẫn không cải thiện bác sĩ có thể kê toa nhuận tràng để giúp mẹ nhẹ nhàng, an toàn hơn khi mang thai.
Ngoài sắt dạng viên thì mẹ còn có thể bổ sung sắt dạng dung dịch nhưng hãy thảo luận kỹ với bác sĩ để đảm bảo đủ lượng sắt được cung cấp cho mẹ và bé.
Lưu ý: Nếu nhà có trẻ nhỏ mẹ hãy để viên sắt xa tầm tay trẻ em bởi không may với 1 liều lượng sắt lớn có thể gây ngộ độc cho trẻ em.
Ngoài ra,
Nếu mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng do thiếu sắt mà không thể điều trị bằng viên sắt thì có thể được bác sĩ chỉ định qua đường tiêm.
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ không cần dùng tới dạng này vì cơ thể thường phản ứng tốt với viên sắt, miễn là mẹ dùng theo đúng quy định và có phương án phù hợp đối phó với tác dụng phụ nếu có.
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn nếu điều trị thiếu máu không hiệu quả.
Nhưng,
Rất hiếm khi thiếu máu nghiêm trọng là do các rối loạn như thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh celiac hoặc do nhiễm trùng trong ruột.
*Sơ qua về thalassemia:
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia hay Thalassaemia) là tên chung cho một nhómbệnh thiếu máu.
- Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 100.000 em bé sinh ra mắc phải loại bệnh trầm trọng của nhóm này – phần lớn là dân ở Ý, Hy Lạp, Trung Đông, NAm Á, và Châu Phi.
- Các cá nhân có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới có nguy cơ cao nhất
Dù nguyên nhân là gì thì điều quan trọng nhất:
Thiếu máu nặng cần phải điều trị bởi nếu không nó có thể dẫn đến 1 số biến chứng và hậu quả như:
- Sinh non
- Sinh con nhẹ cân
Nếu 1 đứa bé được sinh ra với mức độ sắt thấp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và tinh thần bé sau này.
Những tháng ngày sau sinh việc mẹ và cả gia đình phải thích nghi với việc có thêm 1 thành viên mới cần chăm sóc. Tuy vậy, mức độ có thể nghiêm trọng hơn nếu cơ thể mẹ bị thiếu chất sắt và việc này có thể khiến mẹ rất dễ bị trầm cảm sau sinh.
Nhưng, đừng quá lo lắng bởi những vấn đề này rất ít khi xảy ra nếu việc thiếu máu của mẹ được thăm khám và điều trị kịp thời.
8/ Nếu mẹ bị thiếu máu nó có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
Nếu cơ thể mẹ bị thiếu máu cần chọn nơi sinh có chuyên môn để được can thiệp kịp thời từ các giai đoạn từ lúc chuyển dạ, đến khi sinh và cả việc đẩy nhau thai ra.
Việc can thiệp của bác sĩ chuyên khoa sẽ hạn chế tối đa cho mẹ việc mất máu khi sinh.
Bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ nên tiếp tục dùng chất bổ sung sắt trong sáu tuần đến tám tuần sau khi sinh, để duy trì sức khỏe tốt nhất. (Nguồn tham khảo Babycenter)
Để có một thai kỳ khỏe mạnh đừng quên những thực phẩm, vitamin cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé phát triển toàn diện suốt thai kỳ nha mẹ.
9/ KẾT LUẬN
Mang bầu là giai đoan rất nhạy cảm của các mẹ và hơn hết cơ thể cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết để đủ cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bé.
Sắt là 1 thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa việc thiếu máu vì thế khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào về sức khỏe mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết trong thai kỳ là cách để giúp mẹ luôn khỏe bên cạnh 1 tâm trạng thoải mái cùng bé lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong suốt thai kỳ trước khi em bé chào đời.
Hãy cùng là một MẸ BẦU HẠNH PHÚC nha các mẹ.
Fresh là tươi mới!