Những vẫn đề da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, rạn da, phát ban hay ngứa da rồi da tối sậm màu nách, đầu ti không còn quá xa lạ với mẹ bầu.
Cùng với sự tỏa sáng và niềm hạnh phúc của thai kỳ khi mẹ chuẩn bị đón thiên thần bé nhỏ của mình. Thì các mẹ cũng có thể nhận thấy những thay đổi khác, ít được chào đón của làn da.
Khi mà các hoocmon trong cơ thể thay đổi mạnh và bụng căng ra để phù hợp với em bé đang lớn lên từng ngày thì làn da của mẹ có thể phản ứng theo những cách mà mẹ có thể không ngờ tới.
Như 7 vấn đề da thường gặp khi mang thai sau đây mẹ cần chú ý để chăm sóc và bảo vệ da tốt nhất hạn chế hậu quả tối đa nhé:
1/ Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch màu xanh hoặc tím thường xuất hiện ở chân và tĩnh mạch mạng nhện là những tĩnh mạch nhỏ màu đỏ có thể xuất hiện trên khuôn mặt, ngực của mẹ khi bạn mang thai.
Tuy nhiên, tin tốt cho mẹ là: Cả hai thường có thể tự hết hay giảm rõ dàng sau khi em bé được sinh ra.
2/ Da tối sậm màu
Dễ dàng nhận thấy ngay từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ với các vùng da thường rất dễ bị tối màu.
Cụ thể, đầu ti hay vùng nách của mẹ thường sậm màu thậm chí đen lại.
Vấn đề da này thường gặp khi màn thai do các nội tiết tố thay đổi tuy vậy nó thường chỉ diễn ra trong thai kỳ và sẽ giảm dần hoặc có thể hết hẳn sau khi sinh con.
Có người chỉ giảm, có người thì hết vì thế mẹ chú ý ăn uống điều độ, đủ chất, hạn chế đường ngọt và chăm sóc da với sản phẩm an toàn, lành tính để da luôn khỏe và phục hồi nhanh sau sinh nhé.
3/ Rạn da khi mang thai
Một vấn đề da rất phổ biến của thai kỳ mà khiến bất kỳ mẹ bầu nào cũng lo lắng vì du sau khi sinh da có hồi phục tốt thì những vết rạn da vẫn còn.
Khi cơ thể mẹ thay đổi khi mang thai, mẹ có thể nhận thấy các vết rạn da. Hãy xem xét kỹ những gì gây ra vết rạn da trong khi mang thai và cách để giảm thiểu sự xuất hiện của nó.
Nhiều phụ nữ nhận thấy các vết rạn trên bụng, hông, mông, ngực hoặc đùi trong giai đoạn sau của thai kỳ từ tam cá nguyệt thứ 2 hay phổ biến là thứ 3.
Mức độ rạn bao nhiêu và nhanh như thế nào một phần do sự tăng cân khi bạn mang thai và số cân nặng có thể xác định xem mẹ có bị rạn da hay không.
Bên cạnh đó, di truyền cũng có thể đóng một vai trò gây rạn da phổ biến.
Hiện tượng rạn da khi mang thai rất phổ biến có thể do cơ địa, di truyền hay tăng cân quá nhanh khi mang thai. Da khô cũng là một trong những nguyên nhân
4/ Ngứa da và phát ban
Nếu mẹ đột nhiên cảm thấy ngứa khắp người, đó không phải là điều bất thường trong khi mang thai. Nhiều bà bầu luôn thấy bị ngứa và muốn gãi nhiều từ vùng bụng bầu đến chân tay.
Với một số tình trạng da liên quan đến mang thai cũng có thể gây phát ban ngứa, chẳng hạn như sẩn mề đay ngứa và mảng bám của thai kỳ (PUPPP), đó là những vết sưng nhỏ và nổi mề đay có thể hình thành những mảng lớn, và ngứa của thai kỳ giống như côn trùng cắn.
Một số trường hợp khác bị viêm lỗ chân lông, nang lông bí tắc cũng có thể gây ngứa hay khô da ở mẹ bầu mà trước đó không hề bị.
Hiện tượng da khô, thiếu nước cũng dễ gây ngứa và viêm da khi mang bầu vì thế các mẹ chú ý luôn dưỡng ẩm đầy đủ cho da với sản phẩm chăm sóc dịu nhẹ, lành tính an toàn cho mẹ và bé.
** Tips: Mẹ có thể dùng Bột tắm thảo mộc MỊN với thành phần 100% thuần thảo mộc lành tính giúp ngăn ngừa các vấn đề da, đồng thời cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh, không hóa chất nhé.
5/ Mụn
Mụn nổi trên mặt, trên lưng, ngực, tay chân mông là vấn đề lớn của các mẹ.
Không chỉ đối với thanh thiếu niên mà ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị mụn.
Đặc biệt khi mang bầu, nội tiết thay đổi, cùng với việc hấp thụ, bổ sung nhiều vitamin dưỡng chất. Thân nhiệt cao, có mẹ da tiết nhiều dầu nhờn nên dễ bị mụn hơn.
Nhiều bà mẹ cũng bị mụn trong suốt thai kỳ, ngay cả khi mẹ chưa bao giờ bị như vậy trước đây.
=>> Xem thêm: Cách trị mụn cho mẹ bầu an toàn tại nhà
6/ Nám da và đường linea nigra
Một vấn đề da trong thai kỳ khiến mẹ lo lắng nhất nhì có lẽ là nám da. Nám xuất hiện nhiều trên da mặt, sậm màu, dễ lan ra nhiều và rất khó trị sau đó.
Nếu da mẹ vốn phát triển các vết nám, tàn nhang sẫm màu trên khuôn mặt thì khi bầu có thể bị nám nhiều hơn.
Tình trạng da này ảnh hưởng đến một nửa tức 50% số phụ nữ mang thai và cũng chịu trách nhiệm cho đường linea nigra, một đường sẫm màu chạy dọc ở phần bụng bầu.
Nám thường không tự hết sau sinh nhưng đường linea nigra thường sẽ mờ dần và tự hết sau khi sinh em bé.
Đường linea nigra thường có thể tự hết sau khi sinh nên mẹ đừng quá lo lắng nha
7/ Thay đổi tóc và móng tay
Mẹ có thể nhận thấy rằng tóc của mình đột nhiên trông dày và đầy đặn hơn hoặc móng tay mọc nhanh hơn khi mang thai.
Những thay đổi này là do hormone thai kỳ.
Bên cạnh đó, thật không may bạn cũng có thể thấy rằng tóc bắt đầu mọc ở nơi bạn không thích, bao gồm cả trên mặt, ngực và bụng.
Hoặc ngược lại, với 1 số mẹ tóc thưa đi nhiều do hiện tượng rụng tóc mang lại trong thai kỳ.
Mang thai là 1 trải nghiệm vô cùng thiêng liêng của người mẹ và cả gia đình. Bên cạnh những niềm vui thì không tránh được những mệt mỏi, căng thẳng và cả những vấn đề da thường gặp khi mang thai mà hầu hết mẹ bầu khó tránh khỏi.
Hãy cùng fresh trải nghiệm hành trình mẹ bầu hạnh phúc để tìm hiểu và khắc phục không chỉ các vấn đề da mà còn chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất trong quá trình mang thai và sinh con nhé các mẹ.